Biểu hiện Hạ_đường_huyết

  • Thể nhẹ: Thường bệnh nhân không chịu được đói, người run, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, chóng mặt, tim đập nhanh, đánh trống ngực, lờ đờ, buồn ngủ. Trong thực tế, người ta cũng thường gặp những công nhân do làm việc nặng nhọc, căng thẳng nên vào cuối giờ lao động, người mệt mỏi, làm việc kém năng suất, có dấu hiệu của hạ đường huyết thể nhẹ và hay xảy ra tai nạn lao động. Nếu được uống nước đường hay thức ăn ngọt.
  • Thể vừa: Có trường hợp rối loạn tinh thần, có cơn thao cuồng, sầu uất, ủ rũ, mất phương hướng, đôi khi xuất hiện cơn co giật như động kinh, nhìn đôi, luôn ủ rũ và tính dễ bị kích động[9]. Có người bị liệt nửa người, nhưng thường chỉ vài phút, vài giờ là khỏi hẳn. Cũng có trường hợp buồn nôn, đôi khi đau bụng, ngất.
  • Thể nặng: Hôn mê xảy ra đột ngột, hôn mê sâu, co cơ hàm hoặc cơn co giật toàn thân, có khi liệt nửa thân. Nhiệt độ giảm. Có trường hợp tự nhiên tỉnh dần trong vài giờ hay vài ngày. Nếu tiêm glucoza thì khỏi nhanh hơn. Có trường hợp tử vong vì trụy tim mạch trong các cơn nặng. Điều đặc biệt trong chứng hạ đường huyết tự phát là cơn xảy ra lúc đói, rất đúng giờ, giống nhau, hay bị đi bị lại nhiều lần. Nếu lấy máu làm xét nghiệm, thấy đường huyết hạ.

Nhưng nhìn chung, những biểu hiện rõ ràng và dễ nhận thấy được vẫn là mệt đột ngột không giải thích được; đau đầu, chóng mặt lả đi; cảm giác đói cồn cào; vã mồ hôi; tê buồn chân tay; chân có cảm giác nặng; lo lắng bứt rứt; run tay; hồi hộp, tim đập nhanh; có khi buồn nôn và nôn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hạ_đường_huyết http://www.niddk.nih.gov/health-information/health... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4317315 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19088155 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25685276 http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/2003/01/3b9c3fb1/ //dx.doi.org/10.1210%2Fjc.2008-1410 //dx.doi.org/10.4239%2Fwjd.v6.i1.30 http://dantri.com.vn/c7/s7-216719/luu-y-voi-hien-t... https://books.google.ca/books?id=mNACisYwbZoC&pg=P... https://books.google.ca/books?id=oj-d2AgfW48C&pg=P...